Thursday, September 15, 2016

Móc ngoặc 44


Image result for thôn quê việt nam


Rượu là một thứ thần dược trị cho con người ta được nhiều thứ bệnh ngặt nghèo.
Từ bệnh thất tình cho tới bệnh thỏ đế nó còn giúp những người lạ dể thân với nhau hơn, nhất là làm cho các chiến hữu rượu đế cởi mở hơn...
Út Nhứt chắc đang sầu tình đời khi thấy Năm Dồi lên như diều gặp gió từ địa vị cho tới tiền bạc đều bỏ xa ông ta nên hôm đó y hết mời đứa nầy uống, tới cụng ly với đứa khác. Cụng đã một hồi thì y lè nhè:
- "Đá bèo" cái thằng 5 Dồi. Sao mà nó hên dzữ dzậy hổng biết nữa? Làm việc thì hổng ga ôn hoàng gì hết chỉ có cái miệng xạo là giỏi hổng ai bằng. Chiên môn báo cáo lếu láo nịnh bợ cấp chên, cướp công cấp dưới, dzị mà nó lại được cất nhắc lên chức liền liền, thiệt tình tao hiểu hết nổi cung cách mần dziệc của mấy anh chên tỉnh ủy gồi.
Long định nói:
-"Đó là bản chất thật sự, điều kiện sống còn của người CS" mà, tại chú hổng muốn nhận thấy thôi. 
Nhưng lại sợ phải đi cải tạo nên anh làm thinh. Còn Bảy Bữu thì bất mản hơn nên không nhịn:
- Chuyện "làm thì láo báo cáo thì giỏi" bây giờ ai mà hổng biết chỉ có mình chú bắt tụi nầy làm xịt xì dầu mà hổng được con mẹ gì hết, chứ chổ khác người ta chỉ làm tà tà cho có lệ chơi thôi, rồi thì mạnh ai nấy viết báo cáo cho thiệt ngon lành, dzậy mà đứa nào cũng được thưởng, ai cũng thành "anh hùng lao động tiến tiến" hết.
Út Nhứt tự rót cho mình 1 ly đế rồi ngửa cổ ực một hơi cạn sạch:
- Dzị lần nầy tao giao hết cho tụi bây muốn làm sao thì làm, cần giúp gì thì cho tao biết tao sẻ làm theo không cải lại, không chỉ đạo chỉ điếc gì gáo chọi để coi mấy ảnh chên đó đánh giá thế nào...

Sáng sớm Long vừa thức dậy đã nghe tiếng rù rì của Tường và Mạnh:
- Hôm nay có xuống chợ ăn sáng hông? Thằng Long nó hết tiền rồi hay là lần nầy 3 thằng tụi mình hùn lại trả đi nghen. Tường nói.
- Bảy Bữu nói dzị chớ nó làm gì có tiền mà hùn. Vầy đi tao 2 phần mầy 1 phần. Bà mẹ nó cái phòng GD của tụi mình thiệt không có gì để bán ra chợ đen được hết.
Đúng là chỉ có "phấn" để ăn thôi. Mà bụi phấn hít riết thế nào cũng tan tành hai lá phổi còn ăn nó vô chỉ có nước làm nát cái bao tử chứ lợi ích béo bổ gì.
Tường với giọng rầu rỉ tiếp lời:
- Bà nó. Hôm rồi ra ty lảnh đồ tưởng nó bán cho mình tập học trò thì mình còn đem ra bán chợ đen ít đỉnh cũng được, đằng nầy lại đưa về cho mình toàn là sách học vần bổ túc văn hóa. Giấy thì vàng khè mỏng tanh như tờ giấy huyến, điệu nầy không vận động được người đi học, sách đó chỉ có nước làm giấy nhúm lửa mà thôi chứ đâu thể nào đem cân ký cho người ta gói đồ được. Dzậy là lần nầy phòng lổ nặng rồi.

Ăn sáng xong Út Nhứt hỏi:
- Hai đứa bây định chừng nào thì bắt đầu đi vận động tổ chức các lớp học xóa dốt?
- Hôm qua chú nói chuyện đó anh Tường phụ trách mà. Sơn trả lời.
-Thì họp hành phải nói dzị chớ, dù gì hai thằng mầy cũng phải lo chuyện đó giúp tụi tao chớ.
Sơn la lên:
- Trời ơi, tui mà biết cái gì để giúp chú được đây? Thiếu GV tui còn định đứng lớp dạy thế trong khi chờ sư phạm khóa tới đến bổ sung, với lại mấy anh chị em ở dưới đã khổ cực quá rồi bây giờ còn gánh thêm cái vụ dạy bổ túc văn hóa không công nầy nữa, mà nhu yếu phẩm lại còn bị cắt bớt coi chừng họ bỏ trốn ráo trọi thì mình chỉ còn nước ngồi ngó mà thôi. 
Mạnh cười hì hì:
- Chú em mầy lo làm gì cho mệt, cứ bắt chước theo cựu thủ trưởng của mình đi, nó làm sao thì chú em mầy làm y dzị,  tất cả mọi chuyện rồi sẻ êm ru bà Rù.
Quay sang Long Út Nhứt hỏi:
- Mầy tính sao mà hôm qua tới giờ hổng nghe lên tiếng gì hết dzậy? Lần nầy nhắm thử coi phải làm sao để hoàn thành được chỉ thị của bộ GD đưa xuống?
Long cười cười:
- Tính cái gì được hả chú? Dạy con nít ở quê cho nó đọc được viết được đã khó dàn trời rồi. Dạy người lớn, cái tay họ cứng ngắc, chuyên môn cầm cây cuốc tổ chảng, bây giờ đổi qua cầm cây viết nhỏ rí chỉ có nước lọt tay mất tiêu chứ làm sao mà cầm được? Cầm ly rượu đế coi bộ dể hơn. Chú biết hông năm rồi tui chỉ tập cho họ viết có một chữ duy nhất  để ký tên thôi mà mất cả nửa ngày rồi đó. Vụ nầy thì tui đầu hàng vô điều kiện. Chỉ có nước...
Cả bọn nhao nhao lên khi nghe Long nói nửa chừng rồi ngưng ngang.
- Làm cái gì? Sao nói nửa chừng rồi ngưng ngang dzậy hả thằng quỷ. Tường nôn nóng hỏi dồn.
Long cười hì hì:
- Chỉ có nước bỏ luôn chứ còn làm cái gì được mà mầy hỏi?
Út Nhứt thở ra:
- Dzậy mà thằng Năm Dồi nó nói với tao ở Bến Che người ta xóa dốt xong gồi. 100% cán bộ cũng như dân đều đọc được viết được hết.
Bốn đứa kia trố mắt nhìn Út Nhứt trong khi Long ôm bụng cười gần tắt thở làm Út Nhứt ngạc nhiên hỏi:
- Mầy làm gì mà cười dzữ dzậy? Tao nói thiệt chứ có phải xạo đâu.
- Tui đâu có nói chú xạo, tui chỉ cười là tại sao chú lại đi tin mấy cái báo cáo dỏm đó thôi. Hồi xưa người ta còn làm "dữ trời ông Địa" hơn nữa mà xóa còn hổng nổi. Bây giờ đem mấy cô thầy ốm đói thiếu ăn, thân mình lo còn chưa xong, không biết mấy đứa con lúc nào thì bị chết đói, đâu còn tâm trí để dạy xóa dốt? Còn mấy người mù chữ họ mù lâu rồi đâu có ai cần xóa mù làm gì. Cái họ cần là nhu yếu phẩm, vật dụng xài hằng ngày kìa, cần tiêu thụ lúa gạo của họ làm ra sao cho  nhanh chóng, đúng giá thị trường. Mấy chuyện quan trọng đó không lo đi lo chuyện "ruồi bu cùi bắp" làm gì?
- Nhưng mà lần nầy chên bộ xuống kiểm cha hơn nữa thằng Năm Dồi muốn làm cho bên tỉnh ủy thấy cái khả năng lảnh đạo tài giỏi về mọi mặt của nó. Chổ khác người ta làm được thì chổ mình cũng phải làm được chứ.
Long đổ quạo nên nói sẳn:
- Mấy thằng đó thì làm được con mẹ gì mà chú nói. Nó chỉ báo cáo xạo thôi. Tụi hôm làm sổ hộ khẩu cho Đông Hưng đã thử qua rồi. Dạy một người lớn đọc được viết được ít nhứt cũng phải nửa năm. Dân làm sao có thì giờ mà đi học được? Hơn nữa ban đêm dầu lửa lấy đâu ra mà đốt đèn để ngồi học?
- Vậy thì mình chỉ làm cho họ xem vài ngày  thôi rồi báo cáo y như tụi cán bộ ở Bến Tre phải tốt hơn không. Tường chêm vô.
Út Nhứt nhỏ giọng:
- Cái khó khăn mầy nói đó tao biết chứ. Chính tao còn không chịu học bổ túc thì nói chi tới người khác. Vầy đi mầy nghĩ cách gì đó thì tùy ý làm sao qua truông lần nầy được thì làm. Cần cái gì thì cho tao biết.

Xã Đông Hưng từ cán bộ kháng chiến cho tới dân trong vùng giải phóng có đến 95% dốt đặt. Chỉ một số ít người ở khu vực chợ Thứ 11 là có trình độ đọc và viết được mà thôi, nơi duy nhất có trình độ cao hơn một chút đó là khu kinh tế mới trong Kinh Hản. Việc tìm học viên thiệt dể hơn trở bàn tay, nhưng cái khó là nói cách nào để người dân chịu đến lớp học dù là chỉ một ngày thôi.
Người dân đang đối đầu với nhiều vấn nạn đang xảy ra hằng ngày. Tinh thần, sức lực đâu nữa mà nghĩ tới việc đi học chữ. Cái việc đó từ thời xa xưa họ đã không muốn làm rồi. Muốn họ đi học ít ra cũng cho họ thấy được cái lợi gì đó trước mắt còn không thì vô phương mời họ tới trường. Long đã suy nghĩ nát nước từ hôm qua đến giờ mà vẫn chưa có được một phương án khả thi nào hết. Nhưng mà phòng GD đã xuống nước năn nỉ như thế thì mình cũng phải cố hết sức chứ chả lẻ buông xuôi trước khi vào cuộc sao. Vì vậy cho nên anh mới do dự hỏi lại lần nữa cho chắc ăn:
- Chú nói "Mình chỉ cần làm cho họ kiểm tra xong là đủ rồi phải không?". Nếu chỉ vậy thì tôi sẻ cố gắng thử, còn được hay không phải trông vào sự giúp đở bên ủy ban huyện và ủy ban xã.
Sáu người quay trở lại phòng GD để bàn tính lập kế hoạch cho công tác xóa dốt sắp tới. Bàn tới tính lui cả buổi trời mà vẫn chưa biết làm cách nào để có thể mời được dân chúng đi học. Giáo Viên thì có thể dùng nhu yếu phẩm để trao đổi. Dạy bổ túc sẻ được "bồi dưởng" thêm một phần nhu yếu phẩm. Còn dân chúng thì vô phương bắt ép họ đến trường còn kêu gọi họ tự nguyện đi học thì đừng hồng và cũng đừng nên nghĩ tới làm gì cho phí sức.
Sơn đề nghị:
- Sẳn mình đến ủy ban xin thêm nhu yếu phẩm cho GV hay là mình xin luôn cho dân chúng một phần nữa được hông dzị? 
Út Nhứt phản đối liền tay:
- Giáo Viên có vài chục người thì còn hy vọng nó chịu cho thêm, chứ học viên bổ túc văn hóa có hơn ngàn người vô phương xin thằng 5 Dồi gồi. Nó không đời nào đồng ý đâu. Thôi thì chỉ còn nước đi năn nỉ từng người tới chường, được người nào hay người đó chứ tao cũng đầu hàng hai tay gồi... 

Kế hoạch vận động cho người dân đi học bổ túc bàn luận cả buổi sáng mà vẫn chưa đi tới đâu. Long đang nằm hút thuốc trên giường của 7 Hài thì nghe tiếng nói của Sơn ngoài cửa:
- Ủa! Nghe chú Út nói anh về nhà nuôi vợ đẻ cả tháng nữa mới trở lên mà sao bây giờ về phòng lẹ dzậy?
Tiếng 7 Hài trả lời:
- Tui chở lên chên nầy để xin phòng giới thiệu qua bên thương nghiệp mua ít hộp sữa bò với lại qua xăng dầu mua ít lít dầu lữa về đốt đèn. Có con nhỏ phải chông đèn sáng đêm chớ làm sao mà dám ngủ thầm được. Gủi có chuyện gì nửa đêm nửa hôm lụp chụp lắm.
Giọng oang oang của Sơn vang lên:
- Bộ thương nghiệp xã không bán hàng cho anh sao mà phải trở lên đây dzị?
- Có chứ sao không nhưng mà tiêu chuẩn cho mỗi sản phụ có 1 hộp sữa bò thôi còn dầu lửa thì cả gia đình chỉ được mổi tháng 1 lít là tối đa gồi.

Dầu lửa mà chánh quyền phân phối cho mỗi gia đình hằng tháng chỉ được mua có một lít. Nếu nhà nào có ba bốn cây đèn ống khói thì 1 lít dầu đốt được mẹ gì. Chưa nói đến việc nhà có đám tiệc nếu xách cây đèn "Măng Xông" ra xài là 1 đêm nó nuốt sạch lít dầu lửa luôn. Cho nên tối tối 1 chút là người ta tắt đèn đi ngủ hết rồi. Nhà toàn người lớn thì hổng sao rủi có người già cả hay con nhỏ đâu thể nào làm vậy được, nhưng mà tụi xăng dầu "ôn hoàng hột vịt lộn" ở dưới xã đâu có chịu bán dầu thêm cho ai.
Long nhớ trước ngày "giải phóng" ở xóm anh người ta mua dầu lửa mỗi lần 1 thùng thiết 20 lít. Xài hết rồi thì lấy cái thùng đó làm thùng xách nước, hay rộng cá, chứa đồ...Đâu có ai quởn mà đi mua từng lít dầu lắc nhắc cho mất công dzị ...
Sơn nghe vậy thì phá lên cười:
- Sao kỳ lạ dzị? Dù sao anh cũng là cán bộ huyện mà, tụi cán bộ xã phải nể nang mà ưu đải hơn cho anh mới đúng điệu chứ.
Bảy Hài thở ra chán nản:
- Tụi nó bây giờ khôn lắm. Cán bộ ở huyện cũng tùy người tùy nghành. Nó coi mặt mà đối xử, chứ hổng phải nghe nói ở chên huyện về là nó nể đâu. Nếu tui làm bên công an, thuế vụ, thương nghiệp hay bên văn phòng huyện ủy thì muốn cái gì mà hổng được. Đằng nầy tui ở bên GD mà chỉ có đi chạy vỏ máy làm tà lọt cho chưởng phòng. Nhìn mặt tui, tụi nó còn không nhìn tới nữa, nói gì tới chiện ưu tiên.
Long nghe hai người đối đáp với nhau mà buồn cho số phận của nhưng người đi làm công tác GD nhưng anh chợt nhận ra có một chút hy vọng cho việc vận động bà con ở quê đến lớp học xóa mù chữ.

Anh bàn với Út Nhứt:
- Tui có cách vận động rồi đó nhưng mà không biết cha 5 Dồi có chịu giúp mình không nữa. Nếu chả hổng bằng lòng giúp thì mình cũng bó tay thôi. Cán bộ ty hay tỉnh ủy hoặc ở trung ương gì gì đó có xuống kiểm tra thì chú cứ lấy rượu đế cho họ tắm hay cho rùa rắn cạp một hồi là bọn họ nằm thẳng cẳn lo gì.
Út Nhứt mừng rở hỏi tới:
- Cách nào nói nghe thử coi. Còn cái vụ lo cho tụi nó nhậu thì Năm Dồi lảnh gồi phòng mình nghèo sặc máu lấy gì mà chiêu đải họ.
Long cười cười:
- Hồi sáng chú nói giao hết cho tui tính, vậy tui nói với cha 5 Dồi cái gì chú cũng phải nói xuôi theo nghen, đừng có giữa chừng bẻ chỉa là coi như xong luôn đó.
- Nhưng mà làm cách nào mầy hổng chịu nói chước cho tao biết dzậy?
- Thì bây giờ đi gặp mặt 5 Dồi là chú biết liền. Mình còn phải coi phản ứng của chả ra sao rồi nương theo đó mà tính tiếp mới được chứ...

Hai người thả bộ qua văn phòng huyện ủy. Năm Dồi đang chủ tọa cuộc họp của đảng bộ chưa xong. Không biết họ đang bàn vấn đề gì mà chả thèm mời bên GD tham dự. Hai người ngồi chờ trong phòng khách, cô thư ký vừa đem cà phê ra thì Đô cũng vừa tới:
- Ủa!  Anh với chú Út có chuyện gì mà tới đây vậy?
Long cười cười:
- Có chuyện gì đâu. Chỉ là bên huyện ủy và phòng GD chọn xã tôi làm xã điểm cho công tác xóa dốt nên tôi qua bàn với anh Năm coi làm cách nào có thể mời mấy cán bộ xã và dân chúng đi học được dzậy mà...
Đô kéo tay Long đứng lên :
- Qua phòng em đi em nói cái nầy cho mà nghe.
Long vừa bước theo Đô vừa cười khen:
- Em được giao chức vụ gì mà có văn phòng riêng đã quá vậy?
Đô vừa khép cửa phòng mình vừa trả lời:
- "Cứ.. chó" thì có chứ có chức gì rỏ ràng đâu. Mới đầu anh Năm định cho qua làm nhân viên kiểm soát thế vụ nhưng chưa qua nhận nhiệm vụ thì chả đổi ý biểu em làm thư ký cho văn phòng huyện ủy với cô Hường.
- Sao ngộ dzị? Mấy cha nầy đời nào chọn đàn ông con trai làm thư ký cho mình đâu. Cha nầy chắc uống lộn thuốc rồi nghen.
Đô cười giải thích:
- Mọi công việc đều do cô Hường làm y như từ trước đến giờ. Nhiệm vụ của em là làm thông dịch cho ông ta mà thôi.
Long cười lớn:
- Dịch vật chở thông dịch cái gì, xứ nầy làm gì có người ngoại quốc tới mà cần thông dịch? Mà em dịch được tiếng gì?
- Em dịch chữ Quốc Ngữ ra tiếng Việt Nam. 
Nói xong nó ôm bụng cười nghiêng ngửa rồi nhỏ giọng:
- Y ta muốn em đọc lại hết tất cả các báo cáo cũng như sổ sách của cán ban ngành trong huyện rồi nói tóm lại cho ông ta nghe. Chuyện nầy hồi xưa cũng do cô Hường làm nhưng sau nầy ông ta không tin tưởng cô ấy nữa nên bây giờ đưa qua cho em phụ trách.
Long đâm chiêu suy nghĩ một hồi rồi nói nhỏ với Đô:
- Chắc là cha nội nầy o bế cô Hường không xong nên rút quyền lại giao cho em. Điệu nầy đố khỏi chả chấm đúng chị Hẹn của em rồi đó...
Đô làm thinh không biết trong bụng anh ta nghĩ gì, chỉ thấy nó kéo học bàn lấy cây thuốc Sải Gòn giải phóng ra chia cho Long 2 gói:
- Anh cầm đi, hút lấy thảo với em. Hôm qua bên thương nghiệp mới tặng riêng cho em một cây đó...
Long yên lặng cầm 2 gói thuốc mà suy nghĩ miên mang. Với nhiệm vụ mới nầy không biết là Đô đang gặp hên hay là gặp xui. Làm giàu mau lẹ hay là sớm vô tù vì nó có rất nhiều cơ hội để móc ngoặc...
(Mời xem tiếp kỳ 45)

1 comment:

Anonymous said...

Lúc thầy Long viết bài nầy,ngành Giáo dục chỉ có cạp ̣đất mà ăn thôi.
Chớ bây giờ ngành Giáo Dục có nhiều " móc ngoặc" ngon ơ.Muốn có bằng "tiến sĩ" để bổ túc hồ sơ thăng chức,chỉ cần chi ra một số tiền khá to là có bằng ngay.
Quan chức nào có quyền ký tên ra văn bằng nầy là giàu to .
Than ôi!
Ngành Giáo dục Việt Nam này nay sao mà đào tạo nhiều "tiến sĩ giấy" thế?

Bộ trưởng ngành GD VN,